Tôi đang viết truyện cho những cô cậu trạc tuổi Romeo và Juliet khi hai người đó yêu nhau.
Bằng trải nghiệm của bản thân tôi biết người ta chỉ có thể yêu nhau
chân thành ở tuổi đó thôi. Già hơn thì tình yêu sậm dần những tính toán
cân nhắc, mà trẻ quá thì hóa trẻ con, kiểu cáp đôi chơi, hoặc thử nghiệm
vớ vẩn. Nhóm sinh viên lớp văn chương Anh tuy trình độ đủ để đọc
Shakespeare, nhưng khi được giao bài tập dựng kịch, những Hamlet,
Macbeth và Othello đều bị chê, nhóm nào cũng giành Romeo và Juliet.
Cuối cùng, kịch bản Romeo và Juliet được nhóm kịch B3 giành được, và cả
nhóm đồng lòng hiện đại hóa theo xu hướng hài sân khấu 5B: Tất cả nhân
vật đều mặc thời trang, Romeo mặc quần jeans sờn chỉ sau nhiều ngày kiên
trì cạo mòn vải, Juliet thì váy cột dây tự chế, các nhân vật khác đều
“tầm” đồ độc ở các shop. Vy tuyên bố không thích kiểu xuyên tạc văn học
cổ điển như vậy. Thực sự là Vy rất ấm ức khi vai Juliet vuột khỏi tay
mình. Điều đó có nghĩa là đa số trong nhóm công nhận Ngân đẹp hơn và /
hoặc giỏi hơn Vy. Lấy cớ về quê, Vy từ chối tất cả những vai khác. Và vì
không còn vai trò gì trong những buổi tập và diễn sau đó, Vy đành về
quê.
Nhấn vào đây để tải về máy
Ấn tượng của tôi về Vy là một cô gái khó hiểu. Cha mẹ cô xuất thân từ
nông thôn, khi lên thành phố thì nhanh chóng thành đạt, nên tạo điều
kiện thuận lợi cho con cái học hành và hưởng thụ. Lẽ ra Vy đã đi du học
từ năm lớp 10, nhưng vì người mẹ không cả quyết, cứ lo lắng thăm dò, nay
ừ mai tính lại, cuối cùng lỡ dở. Chỉ được một điều duy nhất là trong
tinh thần chuẩn bị đi nước ngoài, Anh văn là môn Vy hứng thú nhất và
giỏi hơn tất cả các môn khác. Tuy Vy tỏ ra “cóc cần” đi đâu, vẫn đi học
đều ở cái trường trong nước, nhưng cô có vẻ coi thường thế giới chung
quanh. Dựng kịch cùng nhóm là một bài tập chứ không phải hoạt động ngoại
khóa tùy hỉ, nhưng Vy nhún vai một cái là bỏ đi tỉnh bơ.
Quê Vy ở đâu tôi không biết chính xác, nhưng đại khái là xa xôi hẻo
lánh, thuộc xã nghèo của một tỉnh nghèo luôn luôn bị thiên tai. Đặc sản
nổi tiếng của xứ đó là một loại heo thịt rất ngon, chỉ cần luộc thịt heo
lên xắt miếng mỏng chấm mắm ăn là đủ thành món ngon nhớ suốt đời. Loại
heo đó còn mang huyết thống của heo rừng, được nuôi theo kiểu dân gian,
mỗi nhà chỉ nuôi vài ba con, cho nó ăn cơm thừa canh cặn của những bữa
ăn trong gia đình và các thứ rau cỏ mọc chung quanh nhà. Nó lớn chậm,
thịt chắc, nhưng nặng cân và bán được giá cao. Thường thì nhà nào cũng
bắt một hai con về nuôi sau khi cúng rằm tháng bảy, kiểu bỏ ống để ăn
Tết, đặt tên cho heo như đặt tên cho chó mèo.
Vy
về quê, chẳng biết làm gì hơn đi lêu bêu chơi. Qua nhà bà mợ, Vy thấy
ông lái heo đang ngã giá, cò kè bớt một thêm hai. Vy lững thững vòng ra
nhà sau, đi ngang chuồng heo. Con heo nghe có hơi người thì chồm lên
thành chuồng ủn ỉn đòi ăn. Vy buồn tình gãi lên gáy nó, heo ta khoái quá
lăn kềnh ra đất lim dim hai con mắt ti hí. Tự nhiên Vy thấy tội nghiệp
nó, và nổi hứng muốn ra tay nghĩa hiệp. Ngoảnh nhìn quanh một cái, Vy
nhanh tay rút chốt chuồng heo, rồi (không rõ có nhún vai hay không) bỏ
đi tỉnh bơ.
Nhà ông bà Vy cao hơn tất cả mọi
kiến trúc khác trong xóm vì có lầu, lại nằm trên cuộc đất cao, từ sân
thượng có thể nhìn thấy chân trời giáp biển xa xa, còn gần gần thì
chuồng gà góc bếp mấy nhà chung quanh đều bày ra mồn một. Nên Vy thấy
được toàn cảnh cả nhà bà mợ cùng ông lái heo túa ra khắp nẻo kiếm con
heo mà họ cho là vừa bị trộm. Đàn ông thì la lối, chửi bới hăm he tên
trộm, kêu gọi hàng xóm hỗ trợ, trai tráng mấy nhà ở gần bèn cầm gậy kéo
ra đường. Riêng bà mợ thì ngồi sụp xuống nền chuồng heo mà khóc: Năm sáu
tháng trời ăn nhín để nuôi heo, mong cho tới Tết gả nó kiếm chút tiền
sửa mái nhà dột, sắm mâm cơm đón ông bà, cho con cháu về thăm quê khỏi
tủi thân... Bây giờ biết xoay xở làm sao?
Vy
chạnh lòng. Con heo đang tung tẩy hưởng thú tự do ở đâu đó. Khi rút chốt
chuồng heo, Vy chỉ thấy con heo mà không thấy bà mợ. Bây giờ nhìn bà mợ
tuyệt vọng khổ sở, Vy hối hận, quyết đi tìm con heo, một cách lẳng
lặng. Chạng vạng rồi, chút xíu nữa trời tối là cầm như thua. Từ ưu thế ở
tầm cao, Vy nhận thấy đám cây rậm rạp gần mé biển là nơi con heo có thể
đang trốn, nhưng mọi người chỉ túa ra đường hoặc lùng kiếm trong xóm,
vì họ nhận định là con heo không thể tự rút chốt chuồng nên không tính
đến trường hợp con heo tự chạy trốn vào rừng theo bản năng.
Vy xuống lầu, mang giày, khoác áo, trang bị bằng đèn pin và điện thoại
di động, rồi đi ra đường ung dung như thể đi ra biển dạo chơi. Một đám
đàn ông ở xóm bên vừa kéo tới, gặp đám đàn ông cầm gậy trong xóm, mọi
người đứng giữa đường thông báo tin tức cho nhau:
“Bà Tím (tên mợ Vy) vừa bị mất con Bìm (tên con heo)”.
“Vậy sao? Ông Canh (không biết là ai) đang đi kiếm con Xíu (không biết con gì).”
“Thằng trộm thiệt là quá đáng, dắt heo đi đúng lúc bà Tím gả xong!”.
“Thằng nào cũng thiệt là gan trời, dắt con Xíu đi đúng ngày ông Canh gả nó!”.
Ở xứ này người ta không nói bán heo, mà nói gả nó cho nó đỡ tủi thân.
Đứa con gái về nhà chồng cũng nói là gả. Vy không biết con Xíu là con
gái hay con heo. Dù sao Vy cũng không bận tâm, một mình nhanh chân đi
miết về phía biển.
Trong chòm cây rậm rạp, trời
tối nhanh, Vy chùn chân ngay khi mới tới mép rừng, nhưng gương mặt ủ ê
của bà mợ khiến Vy quyết chí giải quyết cái hậu quả mình đã gây ra. Vy
đi cẩn thận, từng bước nhẹ, đèn pin lăm lăm trong tay (tay kia cầm điện
thoại di động sẵn sàng bấm gọi nhà ra ứng cứu).
Đột nhiên Vy nghe một tiếng rên bật lên và nín ngay như ai bị đau đớn
bất ngờ nhưng ráng kiềm chế. Vy đứng lặng dỏng tai nghe ngóng, tự nhiên
sợ hãi, tắt phụt ngọn đèn pin. Nương theo tiếng gió thổi ù ù từ biển
vào, tiếng con gái:
“ Đau lắm... Chân em gãy rồi. Anh chạy đi. Họ bắt được họ đánh anh chết.”
Tiếng con trai:
“ Xíu đừng sợ. Tui cõng Xíu đi. Mấy người nọ đi kiếm heo.”
Tiếng con gái nấc lên:
“ Họ coi em có khác gì con heo.”
“ Không”. Tiếng con trai hét vang dữ dội.
“Xíu là con người. Chỉ cần Xíu nói thương tui thì tui cùng sống cùng chết với Xíu, ông trời ông đất gì tui cũng không sợ!”.
* * *
Khi Vy trở lại nhóm kịch B3 để xin một vai trong vở Romeo và Juliet,
mọi người không ngạc nhiên vì không ai lạ gì thói tùy hứng thất thường
của Vy. Vấn đề là kịch bản đã hoàn chỉnh và phân vai đâu đó hết rồi. Để
tránh khó xử với bạn, cả nhóm đùn quyết định qua tôi. Tôi bèn “chế” ra
một vai khán giả. Vai này chỉ việc ngồi xem người khác diễn từ đầu tới
cuối. Khi vở kịch đang kết thúc, tức là lúc Romeo và Juliet nằm sóng
soài trên sân khấu vì ngộ độc, vị khán giả này bèn đứng bật dậy, chạy từ
khán phòng lên sân khấu, móc túi lấy điện thoại di động, gọi ngay xe
cấp cứu... (Chơi quần jeans với váy cột dây thì trong túi ắt có một hai
loại “dế” xịn! Vả lại, đã hiện đại hóa thì phải có kết thúc hiện đại.).
Kiểu chế biến của tôi được mọi người hoan nghênh, và ai nấy chuẩn bị một
trận cười bể bụng vào cuối buổi trình diễn.
Thế
nhưng khi Romeo ngã xuống bên cạnh Juliet, Vy vẫn ngồi im, nét mặt có
vẻ sững sờ. Tôi ra hiệu cho Vy. Cô gái như bừng tỉnh, đứng bật dậy bước
lên sân khấu. Nhưng thay vì móc điện thoại kêu xe cấp cứu, Vy dựng xốc
Romeo và Juliet dậy, hét rung cả khán phòng:
“Không thể kết thúc như vầy! Phải sống mà chiến đấu cho tình yêu của mình chứ!”
Bằng trải nghiệm của bản thân tôi biết người ta chỉ có thể yêu nhau
chân thành ở tuổi đó thôi. Già hơn thì tình yêu sậm dần những tính toán
cân nhắc, mà trẻ quá thì hóa trẻ con, kiểu cáp đôi chơi, hoặc thử nghiệm
vớ vẩn. Nhóm sinh viên lớp văn chương Anh tuy trình độ đủ để đọc
Shakespeare, nhưng khi được giao bài tập dựng kịch, những Hamlet,
Macbeth và Othello đều bị chê, nhóm nào cũng giành Romeo và Juliet.
Cuối cùng, kịch bản Romeo và Juliet được nhóm kịch B3 giành được, và cả
nhóm đồng lòng hiện đại hóa theo xu hướng hài sân khấu 5B: Tất cả nhân
vật đều mặc thời trang, Romeo mặc quần jeans sờn chỉ sau nhiều ngày kiên
trì cạo mòn vải, Juliet thì váy cột dây tự chế, các nhân vật khác đều
“tầm” đồ độc ở các shop. Vy tuyên bố không thích kiểu xuyên tạc văn học
cổ điển như vậy. Thực sự là Vy rất ấm ức khi vai Juliet vuột khỏi tay
mình. Điều đó có nghĩa là đa số trong nhóm công nhận Ngân đẹp hơn và /
hoặc giỏi hơn Vy. Lấy cớ về quê, Vy từ chối tất cả những vai khác. Và vì
không còn vai trò gì trong những buổi tập và diễn sau đó, Vy đành về
quê.
Nhấn vào đây để tải về máy
Ấn tượng của tôi về Vy là một cô gái khó hiểu. Cha mẹ cô xuất thân từ
nông thôn, khi lên thành phố thì nhanh chóng thành đạt, nên tạo điều
kiện thuận lợi cho con cái học hành và hưởng thụ. Lẽ ra Vy đã đi du học
từ năm lớp 10, nhưng vì người mẹ không cả quyết, cứ lo lắng thăm dò, nay
ừ mai tính lại, cuối cùng lỡ dở. Chỉ được một điều duy nhất là trong
tinh thần chuẩn bị đi nước ngoài, Anh văn là môn Vy hứng thú nhất và
giỏi hơn tất cả các môn khác. Tuy Vy tỏ ra “cóc cần” đi đâu, vẫn đi học
đều ở cái trường trong nước, nhưng cô có vẻ coi thường thế giới chung
quanh. Dựng kịch cùng nhóm là một bài tập chứ không phải hoạt động ngoại
khóa tùy hỉ, nhưng Vy nhún vai một cái là bỏ đi tỉnh bơ.
Quê Vy ở đâu tôi không biết chính xác, nhưng đại khái là xa xôi hẻo
lánh, thuộc xã nghèo của một tỉnh nghèo luôn luôn bị thiên tai. Đặc sản
nổi tiếng của xứ đó là một loại heo thịt rất ngon, chỉ cần luộc thịt heo
lên xắt miếng mỏng chấm mắm ăn là đủ thành món ngon nhớ suốt đời. Loại
heo đó còn mang huyết thống của heo rừng, được nuôi theo kiểu dân gian,
mỗi nhà chỉ nuôi vài ba con, cho nó ăn cơm thừa canh cặn của những bữa
ăn trong gia đình và các thứ rau cỏ mọc chung quanh nhà. Nó lớn chậm,
thịt chắc, nhưng nặng cân và bán được giá cao. Thường thì nhà nào cũng
bắt một hai con về nuôi sau khi cúng rằm tháng bảy, kiểu bỏ ống để ăn
Tết, đặt tên cho heo như đặt tên cho chó mèo.
Vy
về quê, chẳng biết làm gì hơn đi lêu bêu chơi. Qua nhà bà mợ, Vy thấy
ông lái heo đang ngã giá, cò kè bớt một thêm hai. Vy lững thững vòng ra
nhà sau, đi ngang chuồng heo. Con heo nghe có hơi người thì chồm lên
thành chuồng ủn ỉn đòi ăn. Vy buồn tình gãi lên gáy nó, heo ta khoái quá
lăn kềnh ra đất lim dim hai con mắt ti hí. Tự nhiên Vy thấy tội nghiệp
nó, và nổi hứng muốn ra tay nghĩa hiệp. Ngoảnh nhìn quanh một cái, Vy
nhanh tay rút chốt chuồng heo, rồi (không rõ có nhún vai hay không) bỏ
đi tỉnh bơ.
Nhà ông bà Vy cao hơn tất cả mọi
kiến trúc khác trong xóm vì có lầu, lại nằm trên cuộc đất cao, từ sân
thượng có thể nhìn thấy chân trời giáp biển xa xa, còn gần gần thì
chuồng gà góc bếp mấy nhà chung quanh đều bày ra mồn một. Nên Vy thấy
được toàn cảnh cả nhà bà mợ cùng ông lái heo túa ra khắp nẻo kiếm con
heo mà họ cho là vừa bị trộm. Đàn ông thì la lối, chửi bới hăm he tên
trộm, kêu gọi hàng xóm hỗ trợ, trai tráng mấy nhà ở gần bèn cầm gậy kéo
ra đường. Riêng bà mợ thì ngồi sụp xuống nền chuồng heo mà khóc: Năm sáu
tháng trời ăn nhín để nuôi heo, mong cho tới Tết gả nó kiếm chút tiền
sửa mái nhà dột, sắm mâm cơm đón ông bà, cho con cháu về thăm quê khỏi
tủi thân... Bây giờ biết xoay xở làm sao?
Vy
chạnh lòng. Con heo đang tung tẩy hưởng thú tự do ở đâu đó. Khi rút chốt
chuồng heo, Vy chỉ thấy con heo mà không thấy bà mợ. Bây giờ nhìn bà mợ
tuyệt vọng khổ sở, Vy hối hận, quyết đi tìm con heo, một cách lẳng
lặng. Chạng vạng rồi, chút xíu nữa trời tối là cầm như thua. Từ ưu thế ở
tầm cao, Vy nhận thấy đám cây rậm rạp gần mé biển là nơi con heo có thể
đang trốn, nhưng mọi người chỉ túa ra đường hoặc lùng kiếm trong xóm,
vì họ nhận định là con heo không thể tự rút chốt chuồng nên không tính
đến trường hợp con heo tự chạy trốn vào rừng theo bản năng.
Vy xuống lầu, mang giày, khoác áo, trang bị bằng đèn pin và điện thoại
di động, rồi đi ra đường ung dung như thể đi ra biển dạo chơi. Một đám
đàn ông ở xóm bên vừa kéo tới, gặp đám đàn ông cầm gậy trong xóm, mọi
người đứng giữa đường thông báo tin tức cho nhau:
“Bà Tím (tên mợ Vy) vừa bị mất con Bìm (tên con heo)”.
“Vậy sao? Ông Canh (không biết là ai) đang đi kiếm con Xíu (không biết con gì).”
“Thằng trộm thiệt là quá đáng, dắt heo đi đúng lúc bà Tím gả xong!”.
“Thằng nào cũng thiệt là gan trời, dắt con Xíu đi đúng ngày ông Canh gả nó!”.
Ở xứ này người ta không nói bán heo, mà nói gả nó cho nó đỡ tủi thân.
Đứa con gái về nhà chồng cũng nói là gả. Vy không biết con Xíu là con
gái hay con heo. Dù sao Vy cũng không bận tâm, một mình nhanh chân đi
miết về phía biển.
Trong chòm cây rậm rạp, trời
tối nhanh, Vy chùn chân ngay khi mới tới mép rừng, nhưng gương mặt ủ ê
của bà mợ khiến Vy quyết chí giải quyết cái hậu quả mình đã gây ra. Vy
đi cẩn thận, từng bước nhẹ, đèn pin lăm lăm trong tay (tay kia cầm điện
thoại di động sẵn sàng bấm gọi nhà ra ứng cứu).
Đột nhiên Vy nghe một tiếng rên bật lên và nín ngay như ai bị đau đớn
bất ngờ nhưng ráng kiềm chế. Vy đứng lặng dỏng tai nghe ngóng, tự nhiên
sợ hãi, tắt phụt ngọn đèn pin. Nương theo tiếng gió thổi ù ù từ biển
vào, tiếng con gái:
“ Đau lắm... Chân em gãy rồi. Anh chạy đi. Họ bắt được họ đánh anh chết.”
Tiếng con trai:
“ Xíu đừng sợ. Tui cõng Xíu đi. Mấy người nọ đi kiếm heo.”
Tiếng con gái nấc lên:
“ Họ coi em có khác gì con heo.”
“ Không”. Tiếng con trai hét vang dữ dội.
“Xíu là con người. Chỉ cần Xíu nói thương tui thì tui cùng sống cùng chết với Xíu, ông trời ông đất gì tui cũng không sợ!”.
* * *
Khi Vy trở lại nhóm kịch B3 để xin một vai trong vở Romeo và Juliet,
mọi người không ngạc nhiên vì không ai lạ gì thói tùy hứng thất thường
của Vy. Vấn đề là kịch bản đã hoàn chỉnh và phân vai đâu đó hết rồi. Để
tránh khó xử với bạn, cả nhóm đùn quyết định qua tôi. Tôi bèn “chế” ra
một vai khán giả. Vai này chỉ việc ngồi xem người khác diễn từ đầu tới
cuối. Khi vở kịch đang kết thúc, tức là lúc Romeo và Juliet nằm sóng
soài trên sân khấu vì ngộ độc, vị khán giả này bèn đứng bật dậy, chạy từ
khán phòng lên sân khấu, móc túi lấy điện thoại di động, gọi ngay xe
cấp cứu... (Chơi quần jeans với váy cột dây thì trong túi ắt có một hai
loại “dế” xịn! Vả lại, đã hiện đại hóa thì phải có kết thúc hiện đại.).
Kiểu chế biến của tôi được mọi người hoan nghênh, và ai nấy chuẩn bị một
trận cười bể bụng vào cuối buổi trình diễn.
Thế
nhưng khi Romeo ngã xuống bên cạnh Juliet, Vy vẫn ngồi im, nét mặt có
vẻ sững sờ. Tôi ra hiệu cho Vy. Cô gái như bừng tỉnh, đứng bật dậy bước
lên sân khấu. Nhưng thay vì móc điện thoại kêu xe cấp cứu, Vy dựng xốc
Romeo và Juliet dậy, hét rung cả khán phòng:
“Không thể kết thúc như vầy! Phải sống mà chiến đấu cho tình yêu của mình chứ!”